Cách nhiệt cho tường bên ngoài và mái nhằm mục đích giảm mức nhận nhiệt (hay tổn hao nhiệt). Do hiện tượng dẫn nhiệt và để kiểm soát mức độ truyền nhiệt qua tường và mái.
2.1 Yêu cầu của Quy chuẩn.
Cách nhiệt tường ngoài Tất cả các tường bên ngoài (các phần tường không trong suốt). Phải có một giá trị tổng truyền nhiệt lớn nhất U không lớn hơn, hoặc giá trị tổng nhiệt trở nhỏ nhất R. Không nhỏ hơn giá trị quy định tại bảng ở dưới.
2.2 Yêu cầu của Quy chuẩn.
Cách nhiệt tường ngoài tất cả các loại mái bao gồm mái có lớp cách nhiệt, mái bằng kim loại và các loại mái khác. Phải có giá trị tổng truyền nhiệt U không lớn hơn hoặc giá trị tổng nhiệt trở R không nhỏ hơn giá trị xác định ở bảng dưới.
Giải thích thêm.
Vỏ công trình là thuật ngữ dùng để chỉ kết cấu vật lý ngăn cách giữa không gian bên trong và bên ngoài công trình. Kết cấu này gồm có tường, cửa sổ, mái.
Ở phần lớn các dạng công trình tại Việt Nam, nhiệt truyền qua lớp vỏ công trình. Là nguyên nhân chính làm tăng mức sử dụng năng lượng cần để làm mát.
Tuy lượng nhiệt truyền nhiều nhất là qua cửa sổ, nhưng cũng cần kiểm soát lượng nhiệt truyền dẫn qua tường (tính bằng hệ số U). Lượng nhiệt truyền qua một bề mặt phụ thuộc trực tiếp. Vào mức chênh lệch nhiệt độ giữa hai bên bề mặt.

Mức chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà (thường ở mức 23-260C) và ngoài nhà (thường ở mức 26-300C tại Tp. Hồ Chí Minh) không đáng kể. Do vậy lượng nhiệt hấp thụ do truyền nhiệt.
Thường thấp hơn nhiều so với bức xạ nhiệt truyền qua cửa sổ. Giá trị U (hay Chỉ số U) là hệ số truyền nhiệt tổng. Cho biết khả năng truyền nhiệt của một cấu phần của công trình.
Giá trị này cho biết mức độ truyền nhiệt qua một cấu phần của công trình trên một diện tích nhất định, trong điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị U càng nhỏ thì khả năng hạn chế hiện tượng truyền nhiệt càng cao.
>>> Tìm hiểu thêm: Bật mí ứng dụng bông khoáng Dragon Rockwool trong thực tế
2.3 Hệ tường.
Kết cấu bao che (tường) không trong suốt thường gồm một vài lớp vật liệu có độ dày và đặc tính cách nhiệt khác nhau. Kết hợp giữa chỉ số dẫn nhiệt (k) và điện trở (R) của từng lớp vật liệu. Sẽ cho biết đặc tính nhiệt tổng thể của kết cấu bao che (Hệ số U). Hệ số U càng nhỏ thì khả năng truyền nhiệt càng thấp. Mối tương quan giữa các hệ số dẫn nhiệt (k), điện trở nhiệt (R) và Hệ số U. Được thể hiện bằng các công thức sau:

Kết cấu xây dựng sử dụng gạch đất sét hay gạch bê tông khí với phủ vữa ở cả hai bề mặt thường được áp dụng cho kết cấu tường. Kiểu kết cấu này được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở các nhà thấp tầng vì lý do phù hợp về kinh tế. Gần đây, vật liệu bê tông tấm đã được đưa vào sử dụng để thay thế tường xây, nhất là ở các công trình cao tầng.
Về mặt truyền nhiệt, việc sử dụng kết cấu tường xây hay bê tông nhìn chung đạt yêu cầu vì mức chênh lệch nhiệt độ. Giữa bên trong và bên ngoài là tương đối nhỏ. Do vậy, nếu sử dụng quá nhiều giải pháp cách nhiệt đối với tường xây sẽ không bảo đảm hiệu quả về chi phí.
Một dạng kết cấu bao che phổ biến khác là kết cấu tường kính và các tấm không trong suốt (như tấm nhôm composit). Về mặt đặc tính nhiệt, tường kính thường nhạy cảm hơn với hiện tượng truyền nhiệt.
2.4 Hệ mái.
Đối với những công trình đơn tầng hay thấp tầng có diện tích mái rộng, phần mái nhà. Có thể là một nguồn hấp thu nhiệt (hay làm tổn hao nhiệt) lớn. Để giảm lượng nhiệt hấp thụ qua mái, nên sử dụng những vật liệu. Có hệ số phản chiếu và hệ số phát xạ cao.
Do vật liệu mái thường có giá trị U cao (mức truyền nhiệt cao) nên có thể bổ sung một lớp cách nhiệt để làm giảm đáng kể tải lạnh. Sử dụng mái có hệ số phản chiếu và phát xạ cao cũng làm giảm bớt hiện tượng đảo nhiệt đô thị.