0977688695

Tản mạn đôi điều về kiến trúc dân gian Việt Nam

Kiến trúc dân gian Việt Nam có một nét đặc trưng riêng, nó là sự kết hợp mang hơi hướng của một nước có nền nông nghiệp lúa nước, nền tín ngưỡng phật giáo, với cung đình chùa chiền.

Kiến trúc dân gian Việt Nam xuất hiện từ khi nào

Tản mạn đôi điều về kiến trúc dân gian Việt Nam
Tháp Bính Sơn nét nổi bật trong kiến trúc Việt Nam

Loại hình kiến trúc dân gian đã xuất hiện từ rất lâu, có công trình xuất hiện và phát triển nhất vào thời kì phong kiến, trải qua các triều đại từ thời các vua Hùng dựng nước, đến các triều đại sau này như nhà Đinh, nhà Lí, nhà Trần, nhà Lê…

Kiến trúc dân gian Việt Nam qua các triều đại

Ở mỗi triều đại phong kiến, kiến trúc có sự thay đổi và giao thoa với nhau, tạo nên sự kế thừa nhưng mang nét đặc trưng riêng của từng triều đại.

Tản mạn đôi điều về kiến trúc dân gian Việt Nam
Nét kiến trúc nổi bật của các thời kỳ vua Hùng là hình tượng Trống Đồng

* Thời đại các vua Hùng: Kiến trúc chủ yếu thời bấy giờ là nhà sàn, cả ở đồng bằng và miền núi đều ở nhà sàn do thời bấy giờ rừng núi còn nhiều. Để tránh thú hoang nên con người phải ở nhà sàn. Nhà được làm chủ yếu bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, lá, rơm rạ… Loại hình nhà sàn cho đến nay vẫn còn tồn tại. Nhưng chỉ ở những vùng núi, còn đồng bằng đã bỏ kiến trúc này từ lâu.

Tản mạn đôi điều về kiến trúc dân gian Việt Nam
Hoàng Thành Thăng Long của thời nhà Lý

* Thời nhà Lí: Vào thời này đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong kiến trúc dân gian, nó thể hiện ở kiến trúc thành quách, chùa chiền, cung điện… Vật liệu sử dụng cũng đa dạng, trang trí hoa văn có những nét riêng. Những viên ngói cũng được vẽ hoa văn, những kiến trúc trúc mái, bậc cửa cũng có nét đặc biệt. Kiến trúc thời này mang phong cách nhẹ nhàng, chưa quá cầu kì tỉ mỉ.

Tản mạn đôi điều về kiến trúc dân gian Việt Nam
Nét kiến trúc nổi bật ở thời nhà Lê

* Thời nhà Lê: Vào thời nhà Lê, nét kiến trúc được thể hiện qua cung đình và lăng mộ, có công trình hiện nay vẫn tồn tại và được bảo tồn, trở thành di tích lịch sử cần được giữ gìn cho thế hệ sau, thể hiện kiến trúc thời phong kiến như chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Tây Phương…

Tản mạn đôi điều về kiến trúc dân gian Việt Nam
Nét kiến trúc độc đáo ở thời nhà Đinh – Tiền Lê

* Thời Đinh – Tiền Lê: Về mặt bằng, kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê thường là hình chữ nhật và hình vuông. Cụ thể gồm có kết cấu khung cột, các cột gỗ, thường được chôn sâu xuống dưới mặt nền. Tương tự như kiến trúc ở thời Đại La, tuy nhiên phần móng cột đã không chỉ sử dụng kỹ thuật móng bè gỗ như thời Đại La. Mà một số đã được thay thế bằng các tảng đá tự nhiên, nguyên khối. Thêm vào đó, phần mái kiến trúc được lợp bằng ngói ống màu đỏ, đầu ngói trang trí hoa sen. Ngoài sự khác biệt về màu sắc của ngói, sự khác biệt quan trọng nhất của kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê so với kiến trúc Đại La là đồ án trang trí trên mái kiến trúc. 

Tản mạn đôi điều về kiến trúc dân gian Việt Nam
Những công trình kiến trúc nổi bật ở thời nhà Trần

* Thời nhà Trần: Nghệ thuật Đại Việt thời Trần phản ánh các loại hình nghệ thuật của nước Đại Việt thời nhà Trần, chủ yếu trên lĩnh vực điêu khắc và âm nhạc. Sự phát triển của nghệ thuật phong phú, đa dạng thời Trần tạo nên bộ phận quan trọng trong nền văn minh Đại Việt đương thời.

Tản mạn đôi điều về kiến trúc dân gian Việt Nam
Những công trình kiến trúc nổi bật ở thời nhà Nguyễn

* Thời nhà Nguyễn: triều đại nhà Nguyễn đã dời kinh đô vào trong Huế, vì vậy, kiến trúc thời bấy giờ cũng được tập trung phát triển ở Huế. Kiến trúc triều nhà Nguyễn được thể hiện qua cung đình, lăng tẩm, thành quách, thời đại này cũng đã phát triển kiến trúc kiểu nhà vườn.

Các công trình kiến trúc dân gian tiêu biểu còn tồn tại

Hiện nay, các công trình kiến trúc dân gian trải qua nhiều năm lịch sử, qua các triều đại vẫn còn tồn tại và được nhà nước bảo vệ như nổi tiếng nhất là cung đình Huế, Hoàng thành Thăng Long, ngoài ra còn có chùa Tây Phương, Khuê Văn Các, Đền Ngọc Sơn…

Tản mạn đôi điều về kiến trúc dân gian Việt Nam

Với những chia sẻ trong bài viết, mong rằng đã giúp bạn có thêm những hiểu biết về kiến trúc dân gian Việt Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, cần được tư vấn thêm hãy liên hệ với Tất Phú qua địa chỉ dưới đây để hỗ trợ tốt hơn nhé..

Mọi thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo qua địa chỉ:

NHÀ PHÂN PHỐI TẤM XI MĂNG CEMBOARD

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Shodex, số 245 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội.

Điện thoại: 024 66604646 – 0902 688 695 – 0928 688 695.

Email: tatphu.com@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.