0977688695

Phân biệt cao su non,cao su đặc và cao su lưu hóa bằng mắt thường

Cao su lưu hóa, cao su đặc, cao su non đều là những vật liệu polyme có độ bền cơ học và độ đàn hồi cao. Thành phần chính là cao su nguyên chất có thêm phụ gia để tạo thành. Hợp chất cao su rất ít bị thay đổi bởi thời tiết nên được ưa chuộng làm vật liệu cách âm, cách nhiệt và chống rung. Do đều là cao su nên chúng thường bị nhầm lẫn với nhau dẫn đến việc lựa chọn vật liệu không chính xác, làm giảm hiệu quả công trình. Sau đây hãy cùng Tất Phú tìm hieur bài viết phân biệt cao su non,cao su đặc và cao su lưu hóa bằng mắt thường để hiểu rõ hơn về ba loại cao su này nhé.

Phân biệt cao su non,cao su đặc và cao su lưu hóa bằng mắt thường

Về chất liệu các loại cao su

Cao su non

  • Là một dạng cao su tổng hợp không chứa các chất CFC, HCFC, O.D.P.
  • Về thành phần chính của cao su non là cao su nguyên chất, kết hợp với một số hóa chất dẻo tạo độ đàn hồi cao khi sử dụng.

Cao su đặc

  • Là hợp chất có hợp chất FKM – hợp chất của nhiều dung môi và hóa chất mà nhiều loại vật liệu khác không có được.
  • Cao su đặc có khả năng chống lại chất béo hydrocacbon và các hóa chất clo hóa.

Cao su lưu hóa

Là chất được tạo thành bằng cách trộn cao su thô (chất đàn hồi, polyme vô định hình) với các thành phần khác nhau để tạo thành một phức hợp, sau đó được lưu hóa để tạo thành cao su.

Phân biệt cao su non,cao su đặc và cao su lưu hóa bằng mắt thường

Về định dạng các loại cao su

Cao su non

  • Kích thước: dạng tấm (1.3m x 2.4 m) với các độ dày: 5mm, 8mm, 10mm, 20mm. Và cao su non dạng cuộn (1m x 50m) với các độ dày: 2mm, 3mm, 4mm, 5mm.

Cao su đặc

  • Khối lượng tấm hoặc cuộn là 50kg và khổ 1m.
  • Độ dày từ 2 mm – 15 mm sẽ cho chiều dài tấm cao su đặc từ 2- 10m.

Cao su lưu hóa

  • Kích thước dạng cuộn khổ 1m x 10m, với các độ dày từ 10mm, 15mm, 20mm, 25mm, 30mm.

Về bề mặt các loại cao su

Cao su non

Cao su non có độ dẻo, mềm và dai, khi bấm vào sẽ có độ lún nhẹ. Bề mặt cao su non bóng mịn. Tỷ trọng cao su non ở dạng trung bình.

Cao su đặc

Cao su đặc khá nặng vì lên đến 50 kg. Bề mặt cao su đặc bóng. Khi ấn tay vào, dường như không có độ lún. Cao su đặc khó tăng gấp đôi do độ dẻo thấp.

Cao su lưu hóa

  • Cao su lưu hóa khá nhẹ.
  • Cao su lưu hóa chứa nhiều bong bóng khí
  • Bề mặt của cao su lưu hóa khá mịn, nhưng trên mặt cắt của tấm có thể nhìn thấy rõ những bọt nhỏ li ti.
  • Khi bạn ấn vào tấm cao su lưu hóa nó sẽ chìm xuống 2/3 bề dày của nó, nhưng khi bạn buông ra, nó sẽ trở lại hình dạng ban đầu.

Ứng dụng của các sản phẩm

Phân biệt cao su non,cao su đặc và cao su lưu hóa bằng mắt thường
Ứng dụng của các sản phẩm cao su

Cao su non

  • Nó được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng tường cách âm tần số trung bình đến thấp, làm thảm hoặc sàn gỗ.
  • Các sản phẩm chăn ga gối đệm sử dụng chất liệu này cũng được nhiều người ưa chuộng.

Cao su đặc

  • Được sử dụng trong cách âm nhưng vì giá thành cao nên thường sẽ được sử dụng trong cách âm sàn quán bar, vũ trường hoặc khán phòng cao cấp.
  • Cao su đặc rất thích hợp để hỗ trợ giá đỡ chân máy công nghiệp để chống rung máy.

Cao su lưu hóa

  • Ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cách nhiệt, cách nhiệt, cách điện, cách âm.
  • Trong cách âm, cao su lưu hóa dùng cách âm chống rung cho tần số thấp nhất, cho trần thạch cao vì nhẹ và tránh gián.

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong bài viết phân biệt cao su non,cao su đặc và cao su lưu hóa. Hi vọng bài viết này chúng tôi sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu thấy bài viết của chúng tôi hay thì hãy chia sẽ cho bạn bè nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.